Cháo tôm nói chung và cháo tôm với rau ngót, rau mồng tơi hay là cháo tôm với khoai, với bí đỏ là món ăn giàu dinh dưỡng, bởi vậy món ăn này được nhiều mẹ ưu ái thêm vào thực đơn ăn dặm của các bé. Đặc biệt, cháo tôm sẽ hoàn hảo hơn nếu các mẹ biết cách kết hợp nó với những loại rau củ thích hợp. Trong bài viết này, UNIE sẽ giúp các mẹ trả lời cho câu hỏi: nấu cháo tôm với rau gì cho bé ăn dặm ???
Mục lục
Giới thiệu chung về cháo tôm
Tôm là loại thực phẩm không kén nguyên liệu nấu, có thể kết hợp với nhiều loại rau củ như: rau ngót, rau dền, bí xanh, bí đỏ,… Hơn nữa, tôm đem đến nhiều loại dưỡng chất kích thích sự phát triển toàn diện của bé như: protein, canxi, sắt, vitamin B12, omega 3,…
6 tháng tuổi – thời kì bắt đầu ăn dặm của trẻ, các mẹ đã có thể dùng tôm để làm giàu thực đơn ăn dặm cho bé. Tuy nhiên, khi ấy hệ tiêu hóa các bé còn non nớt, lại vừa làm quen với thực phẩm tươi bởi vậy các mẹ cần căn chỉnh một lượng tôm vừa phải. Nhìn chung, thịt tôm ngọt thơm chính bởi vậy cháo tôm xay là món khoái khẩu của rất nhiều trẻ nhỏ.
Cháo tôm nấu với rau gì cho bé ăn dặm??
Nấu cháo tôm bí đỏ
Cháo tôm bí đỏ thích hợp cho bé ăn dặm từ 9 tháng tuổi trở lên. Sự kết hợp hài hòa vị ngọt của tôm và vị ngọt của bí đỏ đem đến cảm giác ngon miệng cho bé. Đặc biệt, cháo tôm bí đỏ còn hỗ trợ hệ tiêu hóa và kích thích sự phát triển của não bộ.
Nguyên liệu: 200gr bí đỏ, 200gr tôm tươi, 50gr gạo nếp, 50gr gạo tẻ, gia vị (hạt nêm, nước mắm, bột ngọt,…)
Cách nấu cháo tôm bí đỏ cho bé ăn dặm:
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Để cháo mềm hơn, bé dễ ăn hơn các mẹ nên kết hợp gạo nếp và gạo tẻ. Sau khi trộn gạo nếp và gạo tẻ với nhau, các mẹ đem ngâm với nước khoảng 1 tiếng rồi vo sạch.
Đối với bí đỏ, bí đỏ các mẹ gọt vỏ, rửa sạch và cắt thành những miếng nhỏ. Về phần tôm, các mẹ chỉ lấy phần nõn đem luộc qua nước sôi cùng một ít hạt nêm. Sau đó đem nõn tôm đã luộc sơ đổ vào máy xay và xay nhuyễn.
Bước 2: Nấu cháo tôm bí đỏ
Các mẹ đem gạo và bí đỏ ninh nhừ với một lượng nước vừa phải. Sau khi thấy hạt gạo bung nở, bí đỏ đã nhừ, các mẹ thêm tôm xay nhuyễn vào nồi và khuấy đều tay. Nhớ nêm nếm gia vị cho vừa miệng.
Đối với các bé còn quá nhỏ, sau khi tắt bếp, các mẹ nên lọc cháo qua rây để cháo mịn hơn, các bé dễ ăn hơn, thêm một chút dầu ăn để tăng độ ngậy cho cháo.
Nấu cháo tôm khoai mỡ
Trong khoai mỡ chứa hàm lượng Mangan giúp chuyển hóa Carbohydrates trong thức ăn. Việc kết hợp khoai mỡ trong thực đơn ăn dặm của trẻ góp phần điều tiết quá trình sản xuất năng lượng của bé. Hơn nữa, khoai mỡ rất tốt cho hệ tim mạch.
Nguyên liệu: 100gr tôm tươi, 50gr khoai mỡ, 1 củ hành tím, 1 phần gạo vừa ăn, 1 phần nước hầm xương, gia vị (hạt nêm, nước mắm, bột ngọt,…)
Cách nấu cháo tôm khoai mỡ cho bé ăn dặm:
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Đầu tiên, các mẹ cần gọt sạch vỏ khoai mỡ và rửa sạch cùng nước muối. Sau đó, đem khoai mỡ cắt nhỏ, hấp chín rồi tán nhuyễn.
Đối với tôm, các mẹ bóc sạch vỏ, chỉ lấy phần nõn tôm. Tiếp đến, băm nhỏ tôm rồi xào cùng hành tím.
Bước 2: Nấu cháo tôm khoai mỡ
Khi cảm thấy tôm đã chín sơ, các mẹ đổ nước hầm xương vào, đun sôi rồi cho thêm gạo. Các mẹ đun nhỏ lửa cho đến khi gạo đã nhừ thành cháo thì thêm khoai mỡ vào nồi, nêm nếm gia vị và khuấy đều tay.
Cháo tôm rau mồng tơi
Mồng tơi là loại rau rất tốt cho hệ tiêu hóa bởi trong chúng chứa chất nhầy pectin. Trong rau mồng tơi chứa các loại vitamin A, C cùng khoáng chất sắt góp phần sản sinh các tế bào hồng cầu. Việc kết hợp mồng tơi với cháo tôm đem lại rất nhiều giá trị dinh dưỡng cho bé.
Nguyên liệu: gạo, tôm tươi, rau mồng tơi, hành lá, dầu ăn trẻ em, gia vị (hạt nêm, nước mắm, bột ngọt,…)
Cách nấu cháo tôm rau mồng tơi cho bé ăn dặm:
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Đối với tôm, các mẹ rửa sạch, bóc vỏ, bỏ gân đen. Đem tôm băm nhỏ cùng hành lá và cho thêm một chút xíu hạt nêm. Đối với mồng tơi, các mẹ cũng rửa sạch và băm nhỏ.
Bước 2: Nấu cháo tôm rau mồng tơi
Tiếp đến các mẹ tiến hành nấu cháo trắng. Khi thấy cháo đã nhừ thì cho tôm băm và mồng tơi vào khuấy đều. Các mẹ nhớ khuấy liên tục để cháo không bị khê và nêm nếm sao cho vừa miệng. Trước khi tắt bếp các mẹ cho thêm một muỗng canh dầu ăn để gia tăng độ ngậy béo cho cháo.
Cháo tôm rau ngót đậu xanh
Với những nguyên liệu dễ tìm mua ở các chợ hay siêu thị như: rau ngót, tôm, đậu xanh, các mẹ có thể sáng tạo thành món cháo tôm rau ngót đậu xanh thơm ngon cho bé. Món ăn này tính mát, giàu dinh dưỡng, giàu canxi chính vì vậy nó vô cùng thích hợp với thực đơn ăn dặm của bé.
Nguyên liệu: 8 muỗng gạo, 1 muỗng đậu xanh bóc vỏ, 4 con tôm tươi, 50gr rau ngót, 1 củ hành tím, 1 miếng bơ lạt/ phô mai, gia vị (hạt nêm, nước mắm, bột ngọt,…)
Cách nấu cháo tôm rau ngót đậu xanh cho bé ăn dặm:
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Bạn đem lá rau ngót rửa sạch sau đó băm nhỏ. Phần tôm tươi bạn cũng chỉ lấy nõn rồi đem băm nhỏ. Đem tôm đã băm nhỏ trộn đều với một ít phô mai và nước mắm, ướp khoảng 5 phút để tôm ngấm ngáp gia vị. Gạo và đậu xanh bạn đem vo sạch và để ráo nước.
Bước 2: Nấu cháo tôm rau ngót đậu xanh
Cháo và đậu xanh bạn cho vào nồi nước sôi và hầm nhừ. Căn chỉnh lượng nước sao cho cháo không quá đặc, không quá lỏng.
Cùng lúc đó bạn xào tôm băm cùng với củ hành tím. Khi cháo đã nhừ thì đổ phần tôm băm, rau ngót, phô mai vào hầm cùng cháo trong khoảng 2 – 3 phút thì tắt bếp. Trước khi tắt bếp bạn nhớ nêm nêm cho vừa khẩu vị của bé. Bạn nên cho bé ăn khi cháo còn ấm nóng.
Cháo tôm cà rốt
Cháo tôm cà rốt vừa thơm, vừa ngọt, rất dễ ăn bởi vậy các mẹ hãy lưu ý làm cho bé. Chắc chắn nhiều người cũng biết rằng trong cà rốt còn chứa nhiều loại vitamin, đặc biệt là vitamin A hỗ trợ thị lực và làm đẹp da.
Nguyên liệu: 100gr tôm tươi, 5 muỗng gạo tẻ, 2 muỗng gạo nếp, 100gr cà rốt, dầu ăn trẻ em, gia vị (hạt nêm, nước mắm, bột ngọt,…)
Cách nấu cháo tôm cà rốt cho bé ăn dặm:
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Đầu tiên, cà rốt bạn gọt vỏ, cắt hạt lựu và bỏ riêng một bên. Còn phần tôm, bạn rửa sạch, lột vỏ lấy nõn tôm rồi đem băm nhỏ hoặc xay nhuyễn. Sau khi tôm đã nhuyễn, bạn ướp tôm với nước mắm khoảng 15 phút để tôm đậm đà hơn.
Tiếp đó. bạn trộn gạo nếp và gạo tẻ với nhau, vo sạch và để ráo.
Bước 2: Nấu cháo tôm cà rốt
Bạn đổ gạo vào nồi và nấu đến khi gạo nhừ, nhuyễn thì thêm tôm băm và cà rốt vào nồi. Bạn nhớ khuấy đều tay để nguyên liệu hòa quyện với nhau và tránh bị khê cháo. Khi thấy cháo nhuộm màu cam thì bạn thêm nước mắm và dầu ăn. Sau đó, bạn đun thêm vài phút thì tắt bếp.
Những lưu ý khi cho trẻ ăn cháo tôm
Để cung cấp nhiều dưỡng chất, UNIE khuyên các mẹ nên chọn tôm đồng để nấu cháo. Khi sơ chế, các mẹ lưu ý phải bóc sạch vỏ. Ngoài ra, các mẹ phải gỡ bỏ cả gân đen ở lưng tôm.
Tôm là loại thực phẩm dinh dưỡng nhưng không phải ai cũng ăn được tôm. Khi cho các bé ăn, các mẹ cần theo dõi xem bé có bị dị ứng với tôm không.
Nếu bé bị ho, tuyệt đối không cho bé ăn cháo tôm. Hệ hô hấp của bé rất nhạy cảm với mùi tanh của tôm. Việc cố chấp cho trẻ ăn cháo tôm sẽ khiến tình trạng ho của bé kéo dài lâu hơn.
Trên đây là những chia sẻ của UNIE trong cách kết hợp cháo tôm với rau củ. Ngoài những loại rau củ ở trên, các mẹ có thể kết hợp cùng khoai môn, nấm, rau dền đỏ, rau muống. Chúc các mẹ thành công với món cháo tôm cho bé.