Sinh tố rau má hay sinh tố rau má đậu xanh là những đồ uống hết sức bổ dưỡng và có lợi cho sức khỏe. Và cách làm sinh tố rau má ngon bằng máy xay sinh tố là việc không hề khó, gần như ai cũng có thể làm một cách dễ dàng và đơn giản.
Mục lục
Top 11 lợi ích và các tác dụng của sinh tố rau má
Rau má có tính mát vì vậy việc sử dụng sinh tố đem đến hiệu quả giải nhiệt. Đối với những người bị rôm sảy, mẩn ngứa, mụn nhọt thì sinh tố rau má hỗ trợ rất nhiều trong quá trình điều trị bệnh.
Trong sinh tố rau má chứa nhiều dưỡng chất như: magan, zinc, các loại vitamin B1, B2, C, K đem đến nhiều lợi ích sức khỏe, trong đó có việc giảm căng thẳng, lo âu, hạ đường huyết.
Với những người mắc các bệnh về tim mạch, việc dùng sinh tố rau má cũng đem đến những hiệu quả bất ngờ. Chất xơ trong rau má góp phần giảm cholesterol trong máu, điều hòa hệ tuần hoàn.
1. Chữa cảm nắng, chóng mặt
Khi bạn xuất hiện triệu chứng cảm nắng, chóng mặt, đừng lo lắng quá, hãy lấy một nắm nhỏ rau má giã nát lấy nước nguyên chất, sau đó pha loãng, thêm vài hạt muối tinh và uống. Thêm đó, bạn cũng có thể lấy phần bã đó đắp lên phần trán và thái dương, hiệu quả ngay tức thì luôn đấy.
2. Tốt cho tim mạch
Đối với hệ tim mạch, hoạt chất bracoside A trong sinh tố rau má kích thích sự bài tiết nitric oxide (NO) của mô để làm giãn nở vi động mạch cùng mao quản, lượng máu di chuyển qua mô được nhiều hơn nên có khả năng chấm dứt được các cơn đau tim. Rau má cũng hữu ích để điều trị và phòng bệnh tĩnh mạch ở các chi dưới như giãn tĩnh mạch, trĩ, phù tĩnh mạch chân. Chất xơ trong sinh tố rau má cũng giúp giảm cholesterol máu, nên cũng có tác dụng rất tốt với tim mạch.
3. Làm lành vết thương
Một vài báo cáo khoa học cho thấy công dụng của rau má trong việc hỗ trợ làm lành vết thương. Tinh chất chiết xuất từ rau má giúp kích thích việc tuần hoàn máu, tái tạo tế bào, giảm viêm nhiễm và hỗ trợ làm liền sẹo.
4. Chữa cảm nắng, nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn
Lấy 1 nắm rau má tươi rửa sạch, giã nhuyễn lấy nước cốt pha loãng, thêm vài hạt muối và uống. Bã rau má còn lại lấy đắp lên trán và thái dương.
5. Giải nhiệt
Rau má giúp giải quyết chứng nóng nảy bứt rứt trong người. Bên cạnh đó, rau má còn có tác dụng chữa rôm sảy, mẩn ngứa, mụn nhọt,… Bạn có thể dùng rau má tươi 30 – 100g giã hoặc xay lấy nước uống hàng ngày (nếu cẩn thận hãy chần qua nước sôi). Ngoài ra, bạn cũng có thể kết hợp rau má với rau sam và kinh giới.
6. Cầm máu
Rau má có công dụng cầm máu trong các trường hợp như chảy máu chân răng, chảy máu cam, thổ huyết, đi tiểu ra máu, đại tiện ra máu vì kiết lỵ, phụ nữ bị băng huyết. Cũng theo sách Cây rau làm thuốc của Tiến sĩ Võ Văn Chi, bạn có thể dùng 30g rau má, cỏ nhọ nồi và lá trắc bá mỗi vị 15g sao lên và sắc nước uống.
Tương tự như dùng rau má để giải độc. Bạn chỉ nên dùng những bài thuốc từ rau má để hỗ trợ cho các trường hợp bị ra máu. Sau đó đến ngay bệnh việc để được điều trị đúng phương pháp.
7. Hạ huyết áp bằng rau má
Thêm một tác dụng của rau má nữa mà các bạn nên ghi nhớ đó là hạ huyết áp, bảo vệ thành mạch cực hữu dụng. Ngoài ra, loại rau dân dã, dễ sinh sôi này chứa các hoạt chất quan trọng như magan, zinc, các loại vitamin B1, B2, C, K tốt cho sức khỏe. Sắc uống thay trà hàng ngày với bài thuốc 16g rau má, 12g rễ kiến cò, 12g lá tre, 16g rễ nhàu, 12g rễ tranh, 12g rễ cỏ xước, 12g lá dầu và theo dõi bằng máy đo huyết áp tiện dụng để thấy được hiệu quả.
8. Giảm lo âu, căng thẳng, stress
Chất triterpenoid có trong rau má có thể giúp giảm lo âu, căng thẳng và tăng cường chức năng thần kinh ở nhiều người. Một nghiên cứu vào năm 2000 được đăng trên tạp chí Bệnh học Tâm thần lâm sàng cho thấy bệnh nhân . Thường ít bị giật mình bởi tiếng ồn hơn từ 30-60 phút kể từ khi uống rau má.
9 . Cải thiện các vấn đề về tuần hoàn và da
Các nhà thảo mộc học cho rằng rau má chứa nhân tố trường thọ gọi là “Vitamin X trẻ trung” . Có tác dụng bổ dưỡng cho não và các tuyến nội tiết và xác nhận rằng nước chiết từ rau má giúp cải thiện các vấn đề về hệ tuần hoàn và da.
10. Giúp cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh
Trong các bài thuốc dân gian thường sử dụng rau má để chấm dứt cơn đau dạ dày khó chịu. Đồng thời cải thiện sức khỏe của ruột và đại tràng. Lá rau má chứa nhiều chất chống oxy hóa nên khả năng chống viêm cực hữu hiệu
11. Điều trị mụn trứng cá, nhọt
Sử dụng máy xay sinh tố công suất cao xay nhuyễn 30 – 100g rau má rửa sạch. Cho thêm một chút đường làm nước uống mỗi ngày giúp giải độc cơ thể. Điều trị các bệnh mụn nhọt, rôm sảy hiệu quả.
Cách làm
1. Sinh tố rau má đậu xanh
Nguyên liệu chuẩn bị:
- 500 gram rau má,
- 150 gram đậu xanh cà vỏ
- 200 ml sữa đặc
- Dụng cụ: Máy xay sinh tố, nồi hấp, túi lọc, bếp
Cách làm
- Bước 1: Hấp đậu xanh
Đối với đậu xanh, bạn nên chọn loại đậu xanh đã tẩy vỏ, đem ngâm với nước trong khoảng 3 – 4 giờ đồng hồ. Sau đó, đem hấp chín trong 30 phút.
Rau má bạn nhặt bỏ phần cuộng, lấy phần lá và đem rửa sạch. Sau đó để ráo và xay 500 gram rau má cùng 1l nước bằng máy xay sinh tố hay máy xay đa năng. Với định lượng rau má như trên, bạn nên chia thành hai lần xay.
Sau khi xay, bạn dùng túi lọc lọc lấy phần cốt nước rau má và đem bỏ bã.
Bạn đem nước cốt rau má vừa thu được, đậu xanh hấp chín cùng 200 ml sữa đặc hòa trộn với nhau rồi tiến hành xay nhuyễn. Kết thúc quá trình xay, bạn thu được sinh tố rau má đậu xanh dinh dưỡng, thanh nhiệt.
Sinh tố rau má sữa dừa
Nguyên liệu chuẩn bị:
- 300 gram rau má
- 200ml nước cốt dừa
- 100 ml sữa đặc
- Dụng cụ: Máy xay sinh tố, nồi hấp, túi lọc, bếp
Cách làm
- Bước 1: Xay rau má bằng máy sinh tố
Đầu tiên, rau má bạn đem rửa sạch để ráo rồi cho vào máy xay sinh tố xay cùng nước. Khi thấy rau má đã nhuyễn thì dừng lại. Tương tự như các làm sinh tố rau má đậu xanh, bạn cũng dùng túi lọc, chỉ lọc lấy phần nước cốt rau má còn phần bã thì vứt bỏ.
- Bước 2: Bạn hòa sữa đặc cùng nước cốt dừa rồi đổ vào nồi, nấu nhỏ lửa. Vừa đun, vừa khuấy đều đến khi hỗn hợp sôi thì tắt bếp.
Bạn chờ đến khi hỗn hợp sữa dừa nguội thì rót ra cốc sau đó đổ nước cốt rau má lên trên. Chỉ như vậy thôi bạn đã có cho mình ly sinh tố rau má cốt dừa giàu dưỡng chất, món đồ uống này sẽ ngon hơn nếu bạn cho thêm vài viên đá đấy.
Sinh tố rau má lạc rang
Nguyên liệu chuẩn bị:
- 300 gram rau má
- 1 muỗng sữa đặc
- 100ml sữa tươi
- 50 gram lạc rang
- Dụng cụ: Máy xay sinh tố, nồi hấp, túi lọc, bếp
Cách làm
- Bước 1: Xay rau má bằng máy sinh tố và lọc
Sau khi rửa sạch rau má, bạn đem rau má cho vào máy xay sinh tố và xay nhuyễn với nước. Để sinh tố thơm hơn, trong quá trình xay bạn cho thêm lạc rang.
Khi rau má và lạc rang đã được xay nhuyễn, bạn dùng túi lọc lọc lấy phần nước rau má và loại bỏ bã.
- Bước 2: Pha sinh tố rau má với sữa
Sữa đặc và sữa tươi quyết định độ béo ngậy của sinh tố rau má, vì vậy bạn hãy khuấy thêm sữa đặc và sữa tươi vào hỗn hợp nước rau má lạc rang vừa thu được rồi thưởng thức nhé.
Những lưu ý khi làm và xay sinh tố
Rau má là loại mọc hoang dã vì vậy chứa nhiều cặn bẩn, trong khi đó sinh tố rau các bạn uống tươi. Vì vậy, bạn cần rửa thật sạch rau má trước khi xay, nhặt bỏ cuộng, rễ và các lá héo úa.
Về phần máy xay, bạn nên chọn dòng máy xay có lưỡi dao sắc, vệ sinh máy thật sạch sẽ và lau khô ráo trước khi xay. Bạn có thể tham khảo những dòng máy xay đa năng chất lượng trên web của UNIE, chẳng hạn là dòng máy nấu sữa hạt UNIE V1 nhé.
Sinh tố không dùng hết, bạn hãy đóng chai và bảo quản ở ngăn mát tủ lạnh. Lưu ý, bạn chỉ nên dùng sinh tố xay trong ngày.
Sinh tố rau má thích hợp cho ai?
Sinh tố này có nhiều công dụng, lại lành tính nên món đồ uống này thích hợp với nhiều lứa tuổi. Thời tiết nắng nóng, việc xay sinh tố sẽ giúp cả gia đình bạn có một thức đồ uống an toàn, giải nhiệt.
Thậm chí các bé 1 tuổi, hệ tiêu hóa kém, bạn cũng có thể xay sinh tố này cho bé uống. Tuy nhiên, với các bé bạn nên nghiên cứu một chút để đưa ra liều lượng uống phù hợp. Các bé chỉ nên uống 30 – 60ml nước ép rau má tươi pha loãng một ngày. Trong quá trình bé uống, bạn nên theo dõi bé có gặp những phản ứng phụ không nhé.
Xem thêm: Cách làm sinh tố kiwi sữa chua, kiwi táo cho bé yêu ngon khó cưỡng
Trên đây là những chia sẻ của UNIE về cách thức làm sinh tố rau má. Nhìn chung, sinh tố này giúp ích rất nhiều cho sức khỏe. Bởi vậy bạn thường xuyên làm món đồ uống này cho cả gia đình nhé. Ngoài ra bạn có thể truy cập chuyên mục cẩm nang sức khỏe của UNIE để đón đọc nhiều bài viết mới.